ĐẾ QUỐC MỸ VỚI CUỘC
CHIẾN TRANH BÍ MẬT TẠI LÀO
Nguyễn Tiến Dũng
Cuộc chiến tranh bí
mật của CIA tại Lào hay cuộc chiến tranh Việt Nam tại Lào (theo cách gọi của
phương Tây). do Mỹ tiến hành đã đi qua ngót nửa thế kỷ, nhưng không phải tất cả
sự thật của cuộc chiến từ phía đối phương được “phơi bày” một cách minh bạch, đặc
biệt là những vấn đề liên quan tới âm mưu. thủ đoạn chính trị... mà trước đây
vì nhiều lý do, chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận một cách có hệ thống và đa
chiều. Trong khuôn khổ bài viết này, xin khái lược một số nội dung có liên quan
từ các nguồn tư liệu thời hậu chiến mà nội dung chính trong đó không khỏi có
những luận điểm xuyên tạc, ngụy biện, ảo tưởng hay nuối tiếc... nhưng cũng phải
“thẳng thắn” thừa nhận những sai lầm và thất bại trong trong chính sách can
thiệp của Mỹ vào Đông Dương nói chung và cuộc chiến bí mật của CIA tại Lào nói
riêng những năm 60, 70 của thế kỷ XX.
Lý
giải và biện minh cho “sự cần thiết” phải có mặt của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế
giới thứ II, khi hàng loạt quốc gia được Hồng quân Liên Xô giải phóng đã ra đời
và đi theo chủ nghĩa cộng sản. Người Mỹ tự cho mình là lãnh đạo “thế giới tự
do”, do đó phải có trách nhiệm” ngăn cản làn sóng cộng sản. Tổng Thống Mỹ
Eisenhower thời đó tin rằng, Lào là quân cờ domino quyết định tại vùng Đông Nam
Á. Trong cuộc gặp gỡ hồi tháng giêng năm 1961, Eisenhower bảo Kennedy (tổng
thống vừa mới đắc cử) rằng: “Nếu Lào rơi vào tay cộng sản, chúng ta kể như sẽ
mất toàn cõi Đông Dương. Nhưng trong trường hợp mọi nỗ lực đưa đến một giải
pháp chính trị hoa toàn thất bại, Hoa Kỳ nên can thiệp bằng quân sự với các
đồng minh còn không thì bắt buộc Hoa Kỳ phải đơn phương tham dự cuộc
chiến”. Theo Tổng thống Eisenhower: “Trung Quốc đã là cộng sản, Việt Nam bị đe
dọa, Lào sẽ tiếp theo... Campuchia... Thái Lan...nơi mà nó sẽ kết thúc”. Ngày
31/12/1960, Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower tuyên bố: “Chúng tôi không thể để cho
Lào rơi vào tay công sản, ngay cả nếu chúng ta phải chiến đấu”.
Ngay
sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký vết khi vào thay chân Pháp ở
Đông Dương, Mỹ kêu gọi Chính phủ vương quốc Lào và Campuchia gia nhập cái
gọi là “Khối phòng thủ Đông Nam Á” và “Khối phòng ngự sông Cửu Long” nhằm
cô lập và xâm lược Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết ba dân tộc. Với chính sách
thực dân kiểu mới của mình, Mỹ coi Đông Dương là một chiến trường, “một đơn vị
chiến lược”; áp dụng nhiều chiến lược chiến tranh khác nhau vào những giai đoạn
thích hợp; trực tiếp đổ quân vào Việt Nam, can thiệp quân sự vào Lào và
Campuchia; lợi dụng những điểm khác biệt về dân tộc, tôn giáo, những quan hệ
lịch sử cũ để chia rẽ, cô lập từng nước; dùng lãnh thổ nước này làm bàn đạp để
uy hiếp và xâm lược nước khác. Trên đất nước Lào, Mỹ đã sử dụng nhiều chiến
lược chiến tranh, nhất là các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh
đặc biệt tăng cường”. Đó là những biểu hiện cụ thể của chiến lược toàn cầu, nằm
trong cuộc chiến tranh xâm lược toàn Đông Dương, nhằm đàn áp phong trào giải
phóng dân tộc, ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống khu vực Đông Nam
Á, biến Đông Dương thành một mắt xích quan trọng trong cuộc thập tự chinh chống
cộng điên cuồng của đế quốc Mỹ.
Đổ quân vào Lào hay
chỉ cung cấp tài chính và vũ khí!? Đó là thách thức làm điên đầu giới chóp bu
Mỹ. Theo Bernard Fall: Về quân sự, Lào là một nước không có đường thông ra
biển, hai phân ba đất đai là núi rừng rất hiểm trở, mạng lưới đường bộ rất hạn
chế nên một đội quân cơ giới hóa cao độ như quân đội Hoa Kỳ không có đất
để dụng võ. Đó là một xứ điển hình của miền đất liền trên lục địa châu
Á mà tướng Mac Arthur đã cảnh báo Tổng thống Kennedy rằng: chỉ có kẻ điên mới
tính đến chuyện đưa quân vào vùng này và không muốn Hoa Kỳ tiến hành một
cuộc chiến tranh trên đất Lào. Lúc đầu, vào ngày 20/3/1961 Bộ Tham mưu Liên
quân Hoa Kỳ trước tính “Phải đổ quân quy mô vào Lào với khoảng 60.000 quân và
vũ khí hạt nhân, còn không thì nên lui bước..”.
Bằng chứng là với lý do phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhằm
ngăn chặn “làn sóng đỏ Bắc Việt” ảnh hưởng tới toàn cói Đông Dương và để phục
vụ mưu đồ chính trị của mình (sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ), trong
những năm 1960-1970, CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) đã xây dựng một Trung tâm
chỉ huy cuộc chiến tranh bí mật tại một khu rừng rậm của Lào ở Long Chẹng thuộc
tỉnh Xiêng Khoảng. Hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài, với kinh phí của
Mỹ, dự án này bí mật tới mức ngay cả Quốc hội Mỹ cũng không biết tới, không có
sự giám sát của Quốc hội, kinh phí lấy từ nguồn ngân sách đặc biệt (qua buôn
lậu á phiện), không phải đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng mà trực tiếp dưới uy
quyền của Đại sứ Mỹ tại Viêng Chăn. Chiến dịch này hoàn toàn do CIA đảm trách,
sử dụng các phi công dân sự của một hãng hàng không riêng của cơ quan tình báo
này, tên gọi rất chung chung là Hàng không Hoa Kỳ (Air America), cùng các lính
đánh thuê người Mông và người thuộc một số bộ tộc thiểu số khác, sống trên vùng
núi cao Thượng Lào và Trung Lào. Với âm mưu thành lập quốc gia Mông tự trị tách
khỏi Vương quốc Lào, Mỹ đã đánh trúng vào giấc mơ cháy bỏng của Vàng Pao là
“làm vua xứ Mẹo”; biển Long Chẹng thành căn cứ chiến lược về quân sự và tình
báo; dùng người Lào chống người Lào, Mỹ đã bộc lộ bản chất chống cộng ngông
cuồng và âm mưu chia rẽ, thôn tính lâu dài các nước Đông Dương.
Lấy
Long Chẹng là hang ổ của Tướng phỉ Vàng Pao, chính CIA là kẻ tìm ra và chọn nơi
này để tiến hành cuộc chiến bí mật chống phá cách mạng Lào và Việt Nam. Thời kỳ
cao điểm, mỗi ngày sân bay ở đây đón hàng chục chuyển máy bay lên xuống chở cố
vấn Mỹ, nhân viên CIA, hàng viện trợ, vũ khí... tiếp sức cho quân đặc biệt Vàng
Pao. Là trung tâm chỉ huy các hoạt động tình báo chiến lược (1962-1975), lực
lượng tại Long Cheng được giao hai nhiệm vụ chủ yếu: Thứ nhất là căn cứ xuất
phát của các toán gián điệp biệt kích Mỹ, chuyên đánh phá vùng giải phóng của
lực lượng yêu nước Lào và vùng biên giới Việt Nam - Lào. Thứ hai là duy trì
chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ và phối hợp với quân đội Mỹ trong những
trường hợp khẩn cấp hoặc khi đụng độ với lực lượng “Mặt trận Lào yêu nước” và
“Cộng quân Bắc Việt”, ngăn cản đường tiếp tế hậu cần của quân đội Bắc Việt từ
phía Bắc dãy Trường Sơn. Do vị trí chiến lược hiểm yếu và quan trọng, Long
Chẹng được CIA, Vàng Pao coi là vùng đất thánh” bất khả xâm phạm nên được đặc
biệt chú ý phòng thủ, bảo vệ. Cụ thể, từ năm 1962, ngoài việc xây dựng căn cứ
quân sự tại Long Chẹng, Xiêng Khoảng, Mỹ đã giúp Vàng Pao thiết lập một bộ máy
chính quyền hoàn chỉnh, giúp tổ chức, trang bị, huấn luyện đội quân đặc biệt
của Vàng Pao gồm toàn người Mông thành các đơn vị chủ lực tương đương cấp trung
đoàn cơ động (GM- Grouppement Mobile), lực lượng hỗn hợp đặc biệt (SGU). Giúp
mở đường giao thông, xây dựng sân bay, kho tàng quân sự, đài phát thanh tiếng
Lào và tiếng Mông, bệnh viện, trường học. Tiến hành gom dân, lập các làng kiểu
mẫu, tạo quang cánh phồn vinh giả tạo của một thủ đô Mông ở Long Cheng.
Không những vậy, cuộc chiến tranh ở đây còn do một đội quân đánh
thuê do Mỹ tiến hành, đã được thể hiện trong những chuyến bay ra miền Bắc Việt
Nam để oanh tạc. Những tên cao bồi trên không trung này tự gọi mình là “Ravens”
(Con quạ), thường không mặc quân phục, mà mặc quần bò, đội mũ cao bồi miền Tây,
lái những chiếc máy bay một cánh quạt. Vào thời kỳ cao điểm, số máy bay lên
xuống ở sân bay Long Cheng còn nhiều hơn ở sân bay O'Hare, Chicago, Hoa Kỳ.
Xung đột vũ trang ở Lào lên cao buộc quốc tế phải can thiệp. Tháng
7/1962, Hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết. Theo đó, Lào là một quốc gia
trung lập, quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài của tất cả các bên phải rời
khỏi đất Lào cho nên hoạt động quân sự của Bắc Việt cũng như Hoa Kỳ trên lãnh
thổ quốc gia này đều được giấu kín. Không thể công khai việc phá hoại hiệp định
đã ký, nhưng cũng không từ bỏ vị trí “bà đỡ” cho đạo quân biệt kích của Vàng
Pao, CIA phải thay đổi chiến thuật. Toàn bộ các Sĩ quan, huấn luyện viên, lính
biệt kích Mỹ, Thái được CIA rút hết về bộ chỉ huy mang mật danh QH 333 mới lập
trên đất Udon Thani phía Đông Bắc Thái Lan. Thời gian cứ trôi, năm 1964, Vàng
Pao được phong quân hàm thiếu tướng và hoạt động hai mang: một mặt là Tư lệnh
Quân khu II trực thuộc Quân đội Hoàng gia Viêng Chăn; một mặt làm Chỉ huy
trưởng lực lượng đặc nhiệm mang mật danh QH 333 trực thuộc Tổng chỉ huy của CIA
ở tỉnh Udon, Thái Lan. Lực lượng do Vàng Pao tại căn cứ Long Chẹng được giao
nhiệm vụ thu thập tin tức, tài liệu và phối hợp với quân đội Mỹ, tổ chức tấn
công, triệt phá “Mặt trận Lào yêu nước” và “Cộng quân Bắc Việt” - đồng minh của
Pathet Lào,
Trong thời gian tiến hành cuộc chiến tranh bí mật tại Lào mặc dù không được
phép của Quốc hội Mỹ, nhưng CIA đã cho sản xuất, buôn bán ma túy nhằm thu lợi
nhuận để phục vụ cho cuộc chiến tranh bí mật này. Do đó, đầu những năm 1960,
CIA đã giao cho Vàng Pao cùng đám thuộc hạ tổ chức cho người Mông trồng, thu
mua thuốc phiện sau đó chế biến thành heroin để cung cấp cho CIA. Hoạt động của
Vàng Pao thời kỳ này vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Quân đội Hoàng gia Viêng
Chăn, bất chấp luật pháp và không hề bị xem xét, xử lý từ mọi phía kể cả trong
và ngoài nước. Thuốc phiện vừa là nguyên nhân, vừa là động lực thúc đẩy Vàng
Pao cố sống có chết lao vào cuộc chiến để giành giật quyền làm chủ Quân
khu II. Mặt khác, bù lại cho việc cung cấp các tân binh cho chiến trường, những
người Mông trồng thuốc phiện nhận được hỗ trợ của CIA là muối và gạo, nền kinh
tế của họ phát triển.
Từ
năm 1970, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi Tổng thống Mỹ Ních-xơn ra lệnh
“dùng B52 ném bom hủy diệt ở Lào”, điều đã không được giải mã trong rất nhiều
năm về sau này. Trong suốt các ngày đêm của 10 năm chiến tranh (1964-1973), cứ
mỗi 8 phút 24/24 giờ trong ngày, một lượng bom đạn mà mỗi máy bay ném bom của
Mỹ được ném xuống các mục tiêu ở Lào, làm cho Lào trở thành đất nước với số
lượng bom ném xuống trên đầu người cao nhất trong lịch sử mọi cuộc chiến tranh,
đồng thời, khối lượng bom Mỹ rải xuống trong 10 năm này (hơn ba triệu tấn) còn
lớn hơn lượngng bom do tất cả các bên tham chiến ném xuống ở châu Âu và Nhật
Bản trong Thế chiến thứ hai cộng lại.
Chưa hết, CIA còn tung ra một kế hoạch khác nhằm vào việc an kiệt quệ nền kinh
tế vốn chậm phát triển ở Lào. Họ thả xuống Các loại tiền của Pathet Lào được
làm giả, với giá trị lên đến vài triệu đô la. Mặt khác, trong cuộc chiến tranh
tại Việt Nam và tại Lào, Hoa Kỳ luôn tận dụng mọi khía cạnh, mọi vấn đề để
giành phần thắng và trong các loại hình chiến tranh mà Mỹ tiến hành luôn được
hỗ trợ bằng chiến tranh tâm lý như xuyên tạc sự thật, tuyên truyền lừa bịp dư
luận, tung tin giật gân, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, hoài nghi làm cho đối
phương mắc sai lầm trong các quyết định có tính chiến lược...
Tài liệu mật mới được Hoa Kỳ giải mã cho hay, từ ngày 20/3/1967 - 05/7/1972,
không quân Mỹ đã tiến hành chiến dich mang tên HFAARP (High Frequency Active
Auroral Research Program), tạm dịch là: Chương trình nghiên cứu hoạt động cực
quang cao tần, nhằm làm trầm trọng hơn mùa mưa tại Lào, đặc biệt là các khu vực
đường mòn Hồ Chí Minh, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp tế hàng hóa. Trong
chương trình này, không quân Mỹ đã sử dụng các máy bay rải tinh thể bạc iodide
nhằm tăng cường sự tích tụ của các đám mây để gây mưa trên mặt đất. Chiến dịch
đã làm mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài thêm từ 30 đến 45 ngày. Lượng
mưa tăng thêm khoảng 30% so với thông thường. Việc mùa mưa kéo dài khiến hoạt
động vận chuyển hàng hóa từ miền Bắc vào miền Nam trở nên khó khăn hơn, mất
nhiều thời gian hơn và tốn kém hơn.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Lào, nhưng
tập trung nhất là tại Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Trong thời gian tiến hành
“Chiến tranh đặc biệt tăng cường (1969-1973), hòng biến nơi đây thành căn cứ
quân sự lớn nhất của chúng ở Lào, Mỹ liên tục tăng viện trợ cho chính quyền và
quân đội Viêng Chăn gần 100 triệu USD trong năm 1969-1970, đưa số quân Chính
phủ Hoàng gia từ 130 lên tới 150 tiểu đoàn, đồng thời cũng đưa “lực lượng đặc
biệt” Vàng Pao từ 64 lên 86 tiểu đoàn.
Vàng Pao !
Do thiếu thông tin, nhiều người
nước ngoài cũng như thế hệ trẻ ngày nay ở Việt Nam hiểu biết còn hạn chế về
cuộc chiến tranh bí mật của CIA tại Lào, chưa hiểu kỹ về lực lượng đặc biệt
Vàng rào (thường gọi là phí). Họ ngỡ đó chỉ là nhóm địch rừng chuyên lén lút
cướp bóc, có tài bay nhảy, xuất quỷ nhập thần trên các ngọn núi hoặc cùng lắm
thì cũng như đám Fulro ở Tây Nguyên hay "thảo khấu Lương Sơn” trong Thủy
hử là cùng, chứ ít ai hình dung phỉ Vàng Pao trùng trùng điệp điệp, lên tới cấp
trung đoàn, có hàng chục sân bay quân sự và được CIA trang bị đến tận răng, thủ
lĩnh phỉ Lào còn lên đến cấp tướng và mức độ hiếu chiến, tàn bạo trong lực
lượng này buộc thế giới từng phải kinh ngạc!..”.
Sau thất bại năm 1975, Vàng Pao chạy sang Thái Lan rồi định cư tại Mỹ, tiếp tục
được CIA sử dụng như một ngọn cờ trong âm mưu thành lập “Nhà nước Mông hải
ngoại”, tạo cớ hợp pháp để đưa về Lào thành lập “chính quyền Mông tự trị”, đối
trọng với Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nhưng Vàng Pao không hiểu
rằng, âm mưu và hành động vi phạm luật pháp nước Mỹ, chống lại Nhà nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào có quan hệ ngoại giao với nước Mỹ đã làm “giọt nước
tràn ly”! Việc Mỹ bắt giữ Vàng Pao năm 2007 cho thấy, Nhà Trắng muốn chứng tỏ
cho thế giới thấy Mỹ là quốc gia tôn trọng pháp luật, luôn đi tiên phong trong
cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động, mặt khác, muốn Lào thấy thiện chí
của Mỹ trong quan hệ với Lào bởi “lá bài” Vàng Pao ngày nào nay trở thành một
chướng ngại vật “bằng xương bằng thịt” trong quan hệ Mỹ - Lào.
Sau cái chết của Vàng Pao (6/2011), tình hình như lắng xuống. Số phận bại
tướng Vàng Pao, kẻ cầm đầu cuộc chiến do CIA bảo trợ, cùng những mưu toan chính
trị của Mỹ nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản” trong cuộc chiến tranh tại Lào từ
những năm 60, 70 của thế kỷ XX đã đến hồi cáo chung, đặt dấu chấm hết! Lịch sử
đã sang trang và thế giới đang có nhiều đổi thay, song những biến cố chính trị,
quân sự từ thế kỷ trước có liên quan tới cuộc chiến tranh tại Lào được chúng ta
nhìn nhận hôm nay với thái độ hết sức biện chứng nhân văn... và điều đó như
luôn nhắc chúng ta về một thời cuộc liên đau thương đã đi qua và càng thấy cái
giá của tự do, hòa bình hôm nay.
Ký
ức Người lính- Tập 8